Đặc sản Phú Yên

Phát triển Nước mắm Phú Yên thành thương hiệu mạnh

Phát triển Nước mắm Phú Yên thành thương hiệu mạnh

Kết quả thực hiện dự án đã nói lên tầm quan trọng của việc triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, tạo lập được uy tín của thương hiệu tập thể trên thị trường và tạo được mô hình khả thi cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm truyền thống đặc trưng có tiềm năng phát triển của địa phương trong tương lai.

Nước mắm Mỹ Quang, Nước mắm, cơ sở sản xuất nước mắm, sản xuất nước mắm, nước mắm nguyên chất, nước mắm miền Trung, mua nước mắm
Quy trình dán nhãn sản phẩm nước mắm mỹ quang

Lớn mạnh nhờ đăng ký nhãn hiệu tập thể

Ông Đào Tứ Xuyên, Giám đốc Sở KH&CN Phú Yên, chủ nhiệm dự án cho biết, qua hai năm thực hiện, dự án đã hoàn thành các nội dung: định hình vùng sản xuất sản phẩm phục vụ dự án; đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu tập thể Nước mắm Phú Yên để bảo hộ sản phẩm, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể; xây dựng hệ thống công cụ quản lý, xây dựng phương án khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể cho nước mắm Phú Yên; tổ chức hai điểm tiêu thụ, giới thiệu và phân phối sản phẩm nước mắm Phú Yên tại tỉnh Hưng Yên và Yên Bái; xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể Nước mắm Phú Yên… 
 Dự án cũng đã đạt mục tiêu đề ra, cho thấy nhãn hiệu tập thể Nước mắm Phú Yên đã có được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, tạo điều kiện tốt cho phát triển sản phẩm và kinh doanh ngày càng phát triển của các cơ sở nước mắm trong tỉnh.

Ông Đào Tứ Xuyên cũng hồ hởi chia sẻ, nước mắm Phú Yên là một trong những sản phẩm đặc trưng của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Nghề làm nước mắm ở Phú Yên đã hình thành hàng trăm năm. Nước mắm Phú Yên được người dân sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hoặc chế biến ra nhiều món ăn hương vị thơm ngon. Nước mắm Phú Yên chẳng những là một loại nước mắm được nhiều người dân Việt Nam ở nhiều vùng miền tiêu dùng mà còn xuất khẩu ra nước ngoài như Hoa Kỳ, Úc, Châu u,… Bên cạnh đó, hàng năm, Phú Yên đón gần một trăm nghìn khách du lịch viếng thăm các thắng cảnh sông núi Phú Yên. Ngoài nhu cầu thưởng ngoạn, du khách còn có nhu cầu thưởng thức món ăn ngon và mua sắm đặc sản làm quà tặng cho người thân. Nước mắm Phú Yên do đó đã trở thành một trong những món ăn ngon mà du khách không thể không thưởng thức và là thứ quà tặng có ý nghĩa cần mua trước khi ra về.

Nước mắm Phú Yên, Hiệp hội nước mắn Phú Yên, cơ sở sản xuất Nước mắm, cơ sở chế biến nước mắm, nước mắm
Sản xuất nước mắm tại một cơ sở ở xã An Chấn (huyện Tuy An) 

Đặc biệt, nhiều tên gọi và thương hiệu của các cơ sở sản xuất và buôn bán nước mắm của Phú Yên đã trở nên thân thuộc với người dân và du khách gần xa như: Tân Lập, Ông Già, Bà Bảy, Mỹ Quang, Ba Na, Ngân Mỹ Á, Hải Yến, nước mắm Long Thủy, nước mắm Gành Đỏ, nước mắm Yến … Sản phẩm nước mắm đặc trưng với một số loại nước mắm nhỉ sản xuất từ cá cơm, hoặc một số loài cá khác có chất lượng tương đương. Về khía cạnh của Hội Nghề cá, ông Biện Minh Tâm, Phó chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh cho rằng: “Thông qua dự án, Hội nghề cá tỉnh đã nắm bắt được cách quản lý, điều hành và phát triển nhãn hiệu tập thể Nước mắm Phú Yên. Việc triển khai thực hiện thành công dự án không chỉ tác động trực tiếp đến hội viên Hội Nghề cá, người sản xuất, kinh doanh tại Phú Yên, mà còn là bài học kinh nghiệm cho các địa phương trong xây dựng và vận hành hệ thống quản lý nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm khác tại Phú Yên”.

Không ít khó khăn

Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể Nước mắm Phú Yên cho Hội Nghề cá tỉnh, với thời gian bảo hộ 10 năm. Ông Biện Minh Tâm cho biết: Trước mắt có 33 cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm trong tỉnh được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể này, với cam kết thực hiện các quy định về nhãn hiệu tập thể do Hội Nghề cá tỉnh quy định. Những doanh nghiệp, cơ sở muốn gắn nhãn hiệu tập thể Nước mắm Phú Yên vào nhãn mác sản phẩm của doanh nghiệp, cơ sở đó phải có đủ điều kiện do Hội Nghề cá tỉnh kiểm tra, xác nhận.  Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng là yêu cầu quyết định nhằm giữ uy tín thương hiệu nước mắm Phú Yên trên thị trường.  Muốn vậy, các cơ sở kinh doanh nước mắm cần tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật chế biến, đóng chai và bảo quản đã được thông qua. Sở KH-CN đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm theo dõi, nghiên cứu và tham gia trao đổi ý kiến, kinh nghiệm của cơ sở mình, cũng như những khó khăn đang gặp phải và đề xuất các giải pháp nhằm giúp thương hiệu Nước mắm Phú Yên trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường trong và ngoài nước.

Nước mắm Phú Yên, Hiệp hội nước mắn Phú Yên, cơ sở sản xuất Nước mắm, cơ sở chế biến nước mắm, nước mắm
Bà Fracesca Toso thăm một cơ sở chế biến nước mắm Phú Yên. (Ảnh: Báo CAND)

Ông Đào Tứ Xuyên cũng khẳng định, hiệu quả chính là nhờ sự lan tỏa, doanh thu cao nhờ sức mua tăng chứ không nhất thiết phải tăng giá sản phẩm. Qua khảo sát thị trường, Nước mắm Phú Yên được tiêu thụ mạnh ở các tỉnh, thành miền Nam. Nguyên liệu chế biến Nước mắm Phú Yên từ cá cơm, cá nục hoặc một ít loại cá khác được đánh bắt tại vùng biển ngoài khơi Phú Yên. Muối dùng để muối cá phải được sản xuất tại Phú Yên. Hầu hết các cơ sở sản xuất Nước mắm Phú Yên sử dụng muối Tuyết Diêm (TX Sông Cầu) để chế biến nước mắm. Đây chính là nguyên liệu quý và ổn định để sản xuất nước mắm lâu dài. Còn ông Nguyễn Hồng Sơn, chủ hộ sản xuất nước mắm tại xã An Chấn (huyện Tuy An), thổ lộ: “Trước đây chúng tôi làm nước mắm rồi gánh bán khắp nơi, giờ đã có thương hiệu, mẫu mã chai lọ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… nên xuất bán cũng rất tự tin”. Tuy nhiên, theo Ông Đào Tứ Xuyên thì nghề làm nước mắm đã phát triển mạnh, là nghề truyền thống của địa phương với hơn một trăm cơ sở lớn nhỏ sản xuất và buôn bán trên 20 triệu lít sản phẩm mỗi năm. Vì vậy, trong tương lai cần có sự liên kết xây dựng một thương hiệu chung (nước mắm Phú Yên), nhằm nâng cao chất lượng, uy tín của sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường. Bởi hiện nay số lượng cơ sở, doanh nghiệp và tập thể khá nhiều không thể kiểm soát được các loại sản phẩm nước mắm đưa ra thị trường nếu không có nhãn hiệu chung trong tỉnh. Nhiều cơ sở không có điều kiện đăng ký phải dựa trên thương hiệu khác để đưa sản phẩm ra thị trường gây thiệt hại cho cơ sở làm ăn chân chính và người lao động. Sản phẩm không có nhãn hiệu càng khó khăn tiêu thụ trong các hệ thống phân phối.

Vì vậy, năm 2010 và những năm tiếp theo  tỉnh Phú Yên đối với sản phẩm làng nghề đặc sản và truyền thống là “Tiếp tục hỗ trợ ứng dụng đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm mẫu mã, nâng cao chất lượng đạt các tiêu chuẩn quy định, xây dựng và quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương”.

Trong đó, thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể nhằm nâng cao giá trị, danh tiếng của sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể trên thị trường; chống hàng giả, hàng nhái; xây dựng và áp dụng trên thực tế mô hình quản lý nhãn hiệu tập thể Nước mắm Phú Yên nhằm nâng cao uy tín của một trong những sản phẩm đặc trưng của địa phương, mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm nước mắm. Góp phần đảm bảo đời sống người sản xuất và giữ gìn, phát huy các giá trị kinh tế, xã hội, văn hoá góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Một tin vui với tỉnh Phú Yên là hiện nay Hiệp hội nước mắn Phú Yên đang từng bước xác lập nhãn hiệu tập thể nước mắm Phú Yên ở nước ngoài. Mới đây, bà Fracesca Toso, chuyên gia cao cấp bộ phận phát triển tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã có chuyến làm việc tại Phú Yên, khảo sát tình hình thực tế về nhu cầu phát triển, sản xuất nước mắm Phú Yên. Đây là căn cứ để WIPO quyết định có lựa chọn hỗ trợ sản phẩm nước mắm Phú Yên đăng ký ra thị trường quốc tế hay không.
Theo MINH TUẤN
(Báo Phú Yên)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét